TRÂM ANH NHẤT PHỔ QUỲNH ĐÔI TRỤ - HƯƠNG HỎA THIÊN THU CỔ NGUYỆT ĐƯỜNG
 
LIÊN KẾT WEB
 
HÌNH ẢNH MỚI CỦA TỘC
 
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Trực tuyến: 2
Tổng số truy cập: 343968
THÔNG TIN ONLINE
Đàn Nam Giao thời nhà Hồ

Cũng như một số quốc gia Châu Á khác, trong các triều đại phong kiến Việt Nam, Đàn Nam Giao là một trong số những đàn tế quan trọng nhất. Chức năng chính của Đàn Nam Giao là nơi tế trời đất, cầu mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, Vương triều trường tồn, thịnh trị. Ngoài chức năng chính trên, đàn c̣n là nơi tế linh vị của các Hoàng đế đương triều, các v́ sao và nhiều vị thần khác
Tế Nam Giao c̣n là lễ tạ ơn trời đất về sự hiện diện của vương triều, được coi là nghi lễ mang tính Cung đ́nh, “là lễ của vương giả”. V́ vậy, Đàn Nam Giao trở thành một công tŕnh kiến trúc Cung đ́nh không thể thiếu, ít nhất là từ thế kỷ XII trở đi.

 

NG1

Nền đàn 1


Tuy nhiên, cho đến nay việc nghiên cứu về các Đàn Nam Giao ở Việt Nam chưa được chú ư, tư liệu ghi chép trong sử sách không nhiều và cũng chưa có một chuyên khảo nào về lĩnh vực này. Hiện chỉ có một số nghiên cứu bước đầu về Đàn Nam Giao nhà Nguyễn ở Kinh đô Huế của tác giả Phan Thuận An. Mặt khác do loại h́nh di tích này đặc biệt, không phổ biến, lại bị phá huỷ nhiều nên sự hiểu biết về chúng c̣n rất hạn chế.

Đối với mỗi một Vương triều, chỉ có duy nhất một Đàn Nam Giao gần nơi Vua ở, thông thường nơi đó là Kinh đô của một quốc gia. Trong trường hợp đất nước có những biến cố chính trị, vua phải dời đô đến nơi khác th́ Đàn Nam Giao sẽ được dựng mới. 

1. Vị trí địa lí, cảnh quan 

Đàn Nam Giao được Hồ Hán Thương cho xây dựng năm 1402 ở phía Tây Nam núi Đốn Sơn (dân địa phương gọi là núi Đún), nằm thẳng trên đường thần đạo từ cổng Nam thành Nhà Hồ nh́n ra.. 

Núi Đốn Sơn có tuổi địa chất vào thời kỳ Trias hạ khoảng 225 triệu năm cách ngày nay thuộc địa phận xă Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, cách Thành Nhà Hồ khoảng 2,5km về phía Đông Nam. Núi có hai đỉnh cao 71m và 49m so với mực nước biển. Sườn núi phía Đông có Đàn Nam Giao và giếng Cổ Ngự Duyên (c̣n gọi là Ngự Dục, dân gian gọi là giếng Vua). Núi Đốn Sơn cũng là nơi diễn ra lễ Minh Thệ của nhà Hồ vào năm 1399, với sự kiện Trần Khát Chân và tôn thất, quư tộc nhà Trần mưu giết Hồ Quư Ly, hiện c̣n đền thờ Trần Khát Chân ở phía Đông Bắc của núi này. Núi Đốn Sơn được xem là “Tiền án” theo thuyết phong thủy đối với Thành Nhà Hồ. Toạ độ địa lư của khu vực này là: 200 3’ 50” vĩ độ Bắc và 1050  37’ 40” kinh độ Đông.

Do địa thế sát chân núi, thoải dần về phía Nam nên ở khu vực Đàn Nam Giao quanh năm khô ráo. Đàn Nam Giao có diện tích 43.000m2. Mặt bằng hiện tại c̣n lộ rơ 5 nền đất với 5 bậc cấp (theo thứ tự từ trên xuống). Nền 1 (bậc cấp thứ nhất) h́nh chữ nhật, nằm ở vị trí cao nhất của đàn tựa lưng vào dải đá gốc ở chân núi Đún, cao hơn so với code 0 là 1,07m. Nền thứ 2 thấp hơn so với nền 1 là 1,87m; nền thứ ba thấp hơn nền thứ 2 là 2,90m; nền thứ 4 thấp hơn nền thứ 3 là 1,90m; nền thứ 5 thấp hơn nền thứ 4 là 1,13m. Như vậy, từ nền đàn cao nhất xuống nền đàn thấp nhất chênh lệch nhau là 7,80m. Các nền đàn đều hướng về mặt Đông Bắc dựa vào núi, mặt Tây Nam quay ra hướng sông Mă.  

2. Quá tŕnh điều tra và nghiên cứu

Khu Di tích Đàn Nam Giao đă được cán bộ Bảo tàng Thanh Hoá và Pḥng Văn hoá huyện Vĩnh Lộc phát hiện, đưa vào thống kê di tích từ những năm 1980. Năm 1990 cụm di tích lịch sử văn hóa gồm: Đền thờ Trần Khát Chân, Chùa Giáng (Tường Vân), Chùa Gị (Nhân Lộ) và Đàn tế Nam Giao thuộc xă Vĩnh Thành đă được Sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hoá công nhận là di tích cấp tỉnh. Cuối năm 2007 Di tích Đàn Nam Giao đă được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích khảo cổ cấp Quốc gia.

Tính đến nay, Đàn Nam Giao đă diễn ra 4 đợt khai quật và thám sát, với diện tích đă khai quật hơn 18.000m2. Hiện nay cuộc khai quật lần thứ 4 vẫn đang tiến hành.

Đợt khai quật lần thứ nhất tiến hành năm 2004 tuy mới chỉ làm xuất lộ được một số các dấu tích kiến trúc của Đàn Nam Giao nhưng kết quả của đợt khai quật đă cho biết sự có mặt của Đàn Nam Giao nhà Hồ và mở ra hướng nghiên cứu tiếp tục cho các cuộc khai quật tiếp theo.

 Đợt khai quật lần thứ hai được tiến hành vào năm 2007 tiếp tục khẳng định vị trí của Đàn Nam Giao chính, cho phép xác định được phần nào quy mô của Đàn Nam Giao, góp phần quan trọng trong việc lập hồ sơ khoa học công nhận di tích cấp Quốc gia, đồng thời phát hiện một số bố cục kiến trúc mới của đàn cùng những di vật đặc trưng của thời Hồ.

Đợt khai quật lần thứ ba tiếp tục làm xuất lộ rơ hơn nền móng kiến trúc ba ṿng tường đàn, đường thần đạo, sân lát gạch cũng như thu thập được nhiều di vật, hiện vật có giá trị nghiên cứu. 

Đợt khai quật lần thứ 4 (đang diễn ra) tiếp tục khẳng định, ở nền đàn 2 ngoài đường thần đạo được lát đá đă phát hiện từ các cuộc khai quật trước, c̣n lại là khu vực sân lát gạch vuông nằm gọn trong ṿng đàn 1; ở nền đàn 3 đă xác định được hướng và quy mô của đường thần đạo, sân lát gạch ở nền đàn 3, phạm vi của con đường lát đá phiến, kè đá ở chân nền đàn 2 và 3, tường đá ṿng đàn 1 và ṿng đàn 2; ở nền đàn 4 đă xác định chắc chắn vị trí, quy mô của giếng Vua, kè đá phía Đông Nam của nền đàn 4.

Qua 4 đợt khai quật và kết quả bước đầu của cuộc khai quật lần thứ tư, hầu hết nền móng kiến trúc và cấu trúc chính của Đàn Nam Giao đă phát lộ. 

3. Cấu trúc Đàn Nam Giao

 3.1. Nền đàn 1 

Nền đàn 1 quay theo hướng Nam, chếch Tây 500. Mặt Đông Bắc dựa vào núi, ba mặt c̣n lại trống, mặt Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc tiếp giáp với nền đàn 2 và được nền đàn 2 bao xung quanh. Hiện tại nền đàn 1 vẫn chưa được khai quật nên chưa xác định rơ cấu trúc và các lớp đất đá bên trong. H́nh dáng bên ngoài của nền là h́nh chữ nhật, cao 1,07m so với code 0, diện tích 295,2m2 (Bắc Nam 12,3m x Đông Tây 24m) nằm ở trung tâm đàn, sát với chân núi, là nền đàn cao nhất. 

3.2. Nền đàn 2

Nền đàn 2 mặt phía Đông Bắc tiếp giáp với nền đàn 1. Mặt Đông Nam và Tây Bắc tiếp giáp với nền thứ cấp thuộc ṿng đàn 3, mặt Tây Nam dốc theo kiểu taluy, dốc 300, được kè đá ở dưới chân. Nền đàn 2 quan trọng nhất bởi tất cả các kiến trúc chính liên quan đến tế giao đều tập trung ở đây. 

3.3. Nền đàn 3

Nền đàn 3, mặt phía Đông Bắc tiếp giáp với kè đá nền đàn 2, mặt phía Tây Bắc và Đông Nam vẫn là vùng thấp trũng. Mặt Tây Nam tiếp giáp với nền đàn 4. Chiều Đông Tây 140,6m, chiều Bắc Nam 31,9m, trong đó ḷng đàn phía Đông Tây 109,26m. 

NG2

Nền đàn 3

3. 4. Nền đàn 4 và 5

Đây là khu vực dân sinh, công tác giải phóng mặt bằng chưa xong nên chưa khai quật rơ toàn bộ mà mới chỉ được nghiên cứu, t́m hiểu được một phần. Tuy nhiên, qua thám sát chỉ bằng mắt thường cũng thấy rất rơ các hàng đá bó vỉa của cấp nền này, giúp cho ta h́nh dung được quy mô của đàn.

3.5. Di tích kiến trúc trên các ṿng đàn

3.5.1. Móng tường của 3 ṿng đàn

- Ṿng đàn 1 (trong cùng): nằm ở nền đàn 2, h́nh đa giác, cạnh giáp với chân núi được làm vát chéo góc dài 27m. Tường dọc hướng Tây Bắc của ṿng đàn 1 dài 40,3m. Ṿng đàn này có 4 cống thoát nước. Chiều rộng của ṿng đàn 1 có chiều Tây Bắc- Đông Nam là 61,2m. 

- Ṿng đàn 2 (nằm giữa): h́nh chữ nhật, ḷng đàn - chiều Tây Bắc - Đông Nam là 70,80m. Chiều dài của tường dọc chạy theo hướng Bắc - Nam là 61,30m. Ở ṿng đàn này có 2 cửa ngách ra vào 2 bên và 4 cống thoát nước. Ở mặt tường trong của tường đá ngăn cách giữa ṿng đàn 2 và ṿng đàn 3 có 2 mảng tường bị đổ xếp gối lên nhau c̣n khá nguyên vẹn, gồm vật liệu đá và gạch b́a h́nh chữ nhật, ngói, gạch b́a được xây trên cùng của tường. Thứ tự của các vật liệu này được xếp như sau (tính từ móng tường trở lên): Các viên đá xây tường - 4 hàng gạch b́a xếp gối nhau - ngói âm Dương. Căn cứ vào độ dày của vật liệu kiến trúc và mạch xây, các nhà khảo cổ đă ước tính tường đá của ṿng đàn 2 cao khoảng từ 2,26m đến 2,39m.

- Ṿng đàn 3 (ngoài cùng): Ṿng đàn 3 h́nh tứ giác, bắt góc cong ở phía Tây Bắc và Đông Bắc, chiều Tây Bắc - Đông Nam có chiều rộng là 116m. Cả hai phía Tây Bắc và Đông Nam đă t́m được giới hạn của tường ṿng đàn 3. Đoạn tường chạy theo hướng Đông Bắc một phần lợi dụng vào đá núi tự nhiên. 

3.5.2. Dấu tích đường đi:

+ Dấu tích đường thần đạo

Là đường đi trung tâm dành riêng cho Vua (thiên tử) khi tiến hành tổ chức nghi lễ tế giao.

NG4

Dấu tích đường thần đạo

Qua 4 đợt  khai quật con đường đă dần xuất lộ. Đường gồm một lối đi chính (ở giữa) và hai lối đi phụ 2 bên. Đường rộng 4,8m, trong đó lối đi chính rộng 2m, hai lối đi hai bên mỗi bên rộng 1,40m. Lối đi chính cao hơn hai lối đi phụ 2 bên từ 5 - 7cm; mặt đường được lát bởi đá phiến hoặc đá lớp. Ŕa ngoài mép đường được kè đá phiến sét hoặc đá vôi chắc chắn. Qua khai quật c̣n t́m thấy vết tích của con đường ở nền đàn 2 và nền đàn 3, tuy nhiên dấu vết c̣n lại cho thấy con đường thần đạo chạy suốt từ nền trung tâm qua nền đàn 2, xuống nền đàn 3 và c̣n tiếp tục xuống nền đàn 4 và 5. Việc t́m thấy con đường thần đạo góp phần quan trọng để xác định trục trung tâm của Đàn Nam Giao và các kiến trúc hai bên trục đường trung tâm.

+ Đường giữa ṿng đàn 1 và ṿng đàn 2

Qua các cuộc khai quật đă làm xuất lộ dấu tích đường đi giữa hai ṿng đàn. Từ nền thứ cấp, qua cửa ngách hai bên dẫn vào đường này; đường được chia ra thành hai hướng: hướng Bắc Nam và hướng Đông Tây.

Đường theo hướng Bắc Nam có chiều rộng 2.40m, hướng Bắc dẫn vào dải đá núi (khu vực có các phiến đá núi tự nhiên trông như ḥn non bộ); hướng Nam tiếp tục dẫn vào đường thần đạo. Đường theo hướng Đông Tây có chiều rộng 4.30m, hướng đi vào đường thần đạo.

Hiện tại, đường đi giữa hai ṿng đàn có nhiều gạch, ngói, đá đổ đè lên trên. Đây là ngói lợp tường và đá xây tường đổ ra. Việc nghiên cứu để t́m rơ về cấu trúc (có gạch lát hay có lợp mái đường hay không) đến nay vẫn đang là một câu hỏi của các nhà nghiên cứu. 

+ Đường dưới chân nền đàn 2

Qua khai quật đă phát hiện đường này dưới chân của kè đá ngăn giữa nền đàn 2 và nền đàn 3, đường này được lát bằng đá phiến, đá lớp, đá vôi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Muốn vào con đường này phải qua 2 cửa ở phía Đông Nam và phía Tây Bắc, dấu vết c̣n lại là 4 cối cửa, độ dài khoảng cách của 2 cửa là: 73,40m, đường rộng 1,60m. Trên con đường này có những cống thoát nước kè bằng gạch b́a, gạch lát hoa chanh, đá phiến; đáy cống lát gạch b́a hoặc đá phiến; cửa cống rộng 0,38m, sâu 0,13 - 0,15m.  

3.5.3. Dấu tích nền sân lát gạch

Qua các đợt khai quật đă phát hiện dấu tích nhiều mảng gạch lát sân ở ṿng đàn 1. Sân lát bằng 2 loại gạch: gạch vuông mỗi cạnh dài 0,48 - 0,50m; gạch b́a h́nh chữ nhật thường được lát sát với hàng kè đứng của tường đá. Như vậy, đă có những bằng chứng đầu tiên để nghĩ rằng toàn bộ sân của nền đàn 2, 3 có thể được lát gạch. 

3.5.4. Hệ thống cống thoát nước

Hệ thống cống thoát nước nằm ở dưới tường đá các ṿng đàn. Cống lớn nhất nằm ở góc phía Đông Nam của nền đàn 3, có chức năng thoát nước của con đường đi dưới chân của nền đàn 3 và nước từ các nền đàn bên trên thoát xuống qua các hệ thống cống chân nền. Cống được làm ở góc phía Đông Nam của đàn và được làm chui ngầm qua tường dọc của ṿng đàn 3. Cửa cống phía trong nằm ở hướng Tây Bắc, cửa cống phía ngoài nằm ở phía Đông Nam, đáy cống được lát bằng đá phiến, đá lớp. Đây là một cống lớn, dẫn nước chảy qua tường, c̣n khá nguyên vẹn.

3.5.5. Dấu tích Giếng Vua

Ở góc phía Đông Nam của nền 4, khu vực giếng Vua (theo cách gọi của nhân dân ở đây) đă được khai quật. Tại đây đă phát hiện ra một giếng h́nh vuông xây bằng đá. Theo sách Vĩnh Lộc huyện chí của Lưu Công Đạo th́ giếng đá có tên là Ngự Dục hoặc Ngự Duyên. 

Hiện tại khu vực giếng đang được tiếp tục khai quật. Giếng nằm cách kè đá của chân nền đàn 3 là 7m về phía Tây Nam. Giếng được xây gồm nhiều lớp thành bằng đá h́nh vuông đồng tâm, trên to dưới nhỏ dần. Thành và miệng giếng bên trên đă bị mất. Thành giếng c̣n lại ở trên cùng mỗi chiều rộng 14m. 

4. Di vật:

Qua các đợt khai quật, hàng ngàn di vật đă xuất lộ gồm: - Gốm men: Hầu hết là gốm men thế kỷ XIV - XV gồm: Gốm men ngọc Việt Nam và Trung Quốc, gốm lam mờ, gốm men trắng ngà rạn, gốm men nâu, gốm hoa nâu, gốm trong men trắng ngoài men nâu. Đồ gốm men thế kỷ XVI, thế kỷ XVII có tỷ lệ rất ít, đều là gốm men trắng vẽ lam. Loại h́nh gốm men thế kỷ XIV có: Bát, đĩa, cốc, b́nh vôi... 

- Vật liệu kiến trúc và trang trí kiến trúc: 

Hầu hết là thế kỷ XIV - XV, gồm: ngói mũi sen đơn, kép, gạch b́a (nhiều viên có kích thước lớn 43-48,5cm x 24-26cm x 6-7,5cm), ngói sen cỡ lớn (42cm x 30cm x3,7cm, mũi cao 8cm), ngói mũi vát (40cm x 21cm x 1,8cm), ngói ḅ dài 46cm x 31cm, ngói âm, dương, mảnh lá đề, mảnh ốp kiến trúc, mảnh trang trí kiến trúc in h́nh rồng...

- Đồ kim loại: 

+ Đinh sắt: Có rất nhiều đinh sắt với nhiều kiểu dáng, dài ngắn khác nhau. Số lượng rất lớn của đinh sắt đă cho hay, có khá nhiều ngói lợp trên mái, cũng như số lượng rui mè được sử dụng đinh sắt. 

+ Mũi tên: Sự có mặt của khá nhiều mũi tên, kim loại chứng minh rằng: Những mũi tên này có thể được dùng trong nghi lễ và được lưu trữ trong kho đặt tại khu vực này hoặc có thể đă có xung đột quân sự xảy ra ở khu vực Đàn Nam Giao sau khi đàn này bị huỷ bỏ.

+ Tiền đồng: Ngoại trừ đồng tiền Ngũ Thù thời Đường có niên đại sớm nhất, c̣n lại các đồng tiền Nguyên Phong thông bảo, Thánh Nguyên thông bảo đều phù hợp với niên đại của Đàn Nam Giao. Chiếm số lượng lớn tiền đồng phát hiện được ở Đàn Nam Giao là tiền thời Nguyễn, trong đó đáng kể nhất là tiền Minh Mệnh thông bảo. Có chỗ những đồng tiền này được xâu thành 1 xâu gồm vài chục đồng. Rất có thể những loại tiền có niên đại muộn phát hiện ở đây là đồ tùy táng hoặc chôn dấu của giai đoạn sau.  

5. Giá trị của nghiên cứu Đàn Nam Giao Tây Đô

Niên đại tuyệt đối của Lễ tế Giao nhà Hồ đă được cổ sử nước ta ghi chép chính xác năm cử hành. Đại Việt sử kí toàn thư đă cho biết năm 1402 đă cử hành Lễ tế Giao đầu tiên và cũng là duy nhất: “Tháng 8 [1402] Hán Thương đắp Đàn Giao ở Đốn Sơn để lễ tế Giao, đại xá thiên hạ. Hôm tế, Hán Thương ngồi kiệu Vân Long, từ cửa Nam đi ra, các Cung tần, mệnh phụ, quan văn, quan vơ trong Triều theo thứ tự đi sau. Mũ áo của đàn bà kém chồng một bậc, nếu bản thân là tôn quư th́ không kém. Nhưng v́ khi dâng chén rượu (Hán Thương) run tay, rượu bị đổ xuống đất nên phải dừng lại” [Ngô Sĩ Liên 1985: 194].

Đàn Nam Giao luôn luôn được dựng ở phía Nam Kinh thành và có cự ly không xa để thuận lợi cho việc tế lễ của Vương triều. Đàn Nam Giao được xây dựng dưới Triều Hồ, năm 1402, tuy niên đại không cổ bằng Đàn Nam Giao Thăng Long nhưng cũng thuộc vào loại đàn Nam Giao cổ nhất ở nước ta. Mặt khác, với mặt bằng hiện biết cũng cho thấy đây là một đàn tế hết sức độc đáo được xây dựng ở vị trí khác biệt so với tất cả các Đàn Nam Giao khác đă biết và có cấu trúc phức tạp nhất. Sức hấp dẫn của Đàn Nam Giao thời nhà Hồ vừa ở tính chất cổ kính, vừa ở quy mô hoành tráng, dấu tích rơ ràng, được dựng dựa vào núi, trong khi các Đàn Nam Giao của các triều đại phong kiến Việt Nam và các quốc gia khác được dựng ở vùng đồng bằng. Điều đặc biệt của Đàn Nam Giao nhà Hồ là chỉ cử hành lễ tế Giao một lần duy nhất đă bị huỷ bỏ cho nên vẫn giữ được tính nguyên gốc của lần khởi dựng.

(Theo bài của Ngô Hoài Chung - GĐ Sở VHTT và DL)

[Trở về trang trước]  [Danh mục chính]
Tin tức khác
THÔNG BÁO
Thư Ngỏ Về việc xây dựng Vườn Hoa Tâm Linh
Cập nhật gia phả
Về việc đặt logo
 
TIN NỔI BẬT
ĐẦU NĂM VIẾNG MỘ TỔ TIÊN
Giỗ Bà Cố Nội 31.8.2014
Con cháu Họ Hồ Quảng Nam thăm viếng Đền thờ các Vua Hồ và di tích lịch sử xuân Nhâm Th́n
Quang Trung, Hoàng đế vĩ đại
Đàn Nam Giao thời nhà Hồ
Họp mặt bà con họ Hồ 5.2011
Tài liệu về Nguồn gốc Vua Quang Trung
Kính thưa các bậc Tiền bối, Quư ông bà cô bác…
Nam tiến ở vùng Quảng Nam
 
TÀI TRỢ - ĐÓNG GÓP

Bản quyền thuộc về Hội đồng gia tộc HỒ PHƯỚC TỘC
® Ghi rõ nguồn "www.hophuoctoc.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ Ông Hồ Minh Quân - 0913 912489
Email: minhquan@nano.vn