TRÂM ANH NHẤT PHỔ QUỲNH ĐÔI TRỤ - HƯƠNG HỎA THIÊN THU CỔ NGUYỆT ĐƯỜNG
 
LIÊN KẾT WEB
 
HÌNH ẢNH MỚI CỦA TỘC
 
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Trực tuyến: 1
Tổng số truy cập: 343965
THÔNG TIN ONLINE
Tài liệu về Nguồn gốc Vua Quang Trung

Sau loạt bài Hành tŕnh t́m mộ Hồ Quư Ly trên Báo Thanh Niên, chúng tôi nhận được phản hồi của nhiều bạn đọc muốn giải thích thêm về lai lịch họ Hồ của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ (tức Hồ Thơm). Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số tài liệu theo yêu cầu trên.

Manh mối xuất hiện của ḍng họ Hồ (Tây Sơn) trên đất Quy Nhơn - B́nh Định xưa kia liên quan đến cuộc nội chiến khốc liệt trong lịch sử nước ta thời Trịnh - Nguyễn phân tranh thế kỷ 17. Bấy giờ quân Trịnh chiếm Đàng Ngoài, quân Nguyễn ở Đàng Trong. Hai bên giành đất, tranh dân, đánh nhau 7 lần trong khoảng 45 năm, tính từ trận đầu tiên năm 1627 đến trận cuối vào 1672. Khoảng thời gian này, họ Hồ đă có mặt trên đất Nghệ An (thuộc chúa Trịnh) từ 700 năm trước, mà ông tổ khai sáng là Trạng nguyên Hồ Hưng Dật.

Chúng tôi đă tiếp xúc với một số bà con họ Hồ ở miền Trung, miền Bắc, cũng như tại TP.HCM, và được cho xem nhiều tài liệu về gia phả, một số sử liệu và các tác phẩm liên quan. Trong số đó có cuốn Họ Hồ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam do Hồ Sĩ Giàng biên soạn đă tái bản đến lần thứ 7 bởi NXB Văn hóa thông tin và NXB Tổng hợp TP.HCM, được Ban liên lạc họ Hồ toàn quốc xem là “tiếng nói chính thức” phổ biến trong mỗi kỳ họp mặt. Trong cuốn sách có viết rơ: “Họ Hồ là họ lâu đời ở xứ Nghệ. Kể từ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật lập nghiệp ở hương Bào Đột (thuộc xă Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đến nay đă trên 1.000 năm (…). Hồ Hưng Dật người Triết Giang. Triết Giang xưa (Ngô Việt) nằm trong dải đất Bách Việt, bị Hán tộc tràn xuống Hán hóa (là tộc Việt cuối cùng bị Hán hóa). Dân tộc Việt Nam là Lạc Việt (và là dân tộc) duy nhất không bị Hán hóa. Các nhà khảo cổ học, sử học đều xác nhận tổ tiên xa xưa của người Bách Việt và Lạc Việt có quan hệ mật thiết với nhau. Vậy Hồ Hưng Dật nguồn gốc là người tộc Việt thuộc phương Nam Trung Quốc (…) đă đặt chân đến Bào Đột (khoảng năm 947-951) xây dựng nền móng đầu tiên của ḍng họ Hồ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Ông là “một trí thức lớn của thời đại ấy, đă đậu trạng nguyên, đă làm quan, nhưng đă lui về trở thành một nhân sĩ ẩn dật, gắn bó với nhân dân, không tranh bá đồ vương. Con cháu ông phát triển ở hai châu Hoan và Diễn (Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay - NV) và nhiều nơi trên đất nước”.

Theo Đại Việt sử kư toàn thư, Hồ Hưng Dật được cử sang làm thái thú ở châu Diễn, song: “cũng có thuyết cho rằng ông sang Giao Châu (Việt Nam) lánh nạn và được cử làm quan. Quốc sử triều Nguyễn viết ông trôi dạt và được làm quan ở châu Diễn. Thuyết này xét ra có phần hợp lư hơn”. Ông vốn đồng liêu với Đinh Công Trứ (thân sinh Đinh Bộ Lĩnh), v́ thế Đinh Bộ Lĩnh có biết ông. Khi Đinh Bộ Lĩnh muốn dấy binh dẹp các sứ quân đă đến gặp Hồ Hưng Dật thăm ḍ xem ông có ư dấy quân hay không. Ông đă thổ lộ với Đinh Bộ Lĩnh chỉ mong làm tṛn phận sự của người dân, “để cho Đinh Bộ Lĩnh yên ḷng, ông giơ kiếm lên thề “Vạn đại vi dân”, nghĩa là vạn đời làm dân, hay vạn đời v́ dân. Ông lo việc cày ruộng, chiêu mộ dân phiêu tán, lập ấp trại”.

Gốc của họ Hồ là ở đất Bào Đột (Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An) với hai tông phái. Một tông phái ở châu Diễn (trưởng) và một ở Thanh Hóa (thứ). Và cháu 15 đời của tổ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật có: Hồ Quư Ly, Trạng nguyên Hồ Tông Thốc, Quản lĩnh hầu Hồ Hân, Hoan quận công Hồ Nhân và cháu 27 đời có hoàng giáp Hồ Sĩ Đống, nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Tư nhân hầu Hồ Phi Tử và anh hùng dân tộc: vua Quang Trung (tức Hồ Thơm - Nguyễn Huệ). Theo Tạ Chí Đại Trường: “Có một điều chắc chắn là tổ tiên Tây Sơn gốc ở Nghệ An. Đại Nam nhất thống chí cho biết Nghệ An có những chi nhánh họ Hồ, đỗ đại khoa làm quan lớn. Chiến tranh 1945-1954 c̣n may mắn giữ được Hồ tôn thế phả để biết thêm được một Hồ Xuân Hương trong ḍng dơi danh gia ấy (...): “Vậy th́ khoảng 100 năm sau khi vào Nam, họ Hồ Nhân Sơn có thể đă được an sáp tại làng Tây Sơn thuộc huyện Phù Ly, qua các đời th́ sinh ra Nhạc và hai người em là B́nh (tức Hồ Thơm - Nguyễn Huệ) và Lữ”.

Chính khoảng thời gian khói lửa tương tàn Trịnh - Nguyễn đang bốc cao ấy (1655 - 1657), hạt giống họ Hồ đă theo ngọn gió ly loạn bay tản về phía Nam. Trong số người bị quân Nguyễn đưa đi khai khẩn ruộng đất tại ấp Tây Sơn có Hồ Phi Khanh, là ông tổ 4 đời của anh em nhà Tây Sơn. Một tài liệu lịch sử ghi: “Lúc bấy giờ ở huyện Phù Ly, đất Quy Nhơn có người tên là Nguyễn Nhạc khởi binh (…). Nguyên ông tổ 4 đời của Nguyễn Nhạc là họ Hồ cùng một tổ với Hồ Quư Ly ngày trước, người ở huyện Hưng Nguyên, đất Nghệ An, gặp lúc chúa Trịnh, chúa Nguyễn đánh nhau, bị bắt đem vào ở ấp Tây Sơn thuộc đất Quy Nhơn. Đến đời ông thân sinh là Hồ Phi Phúc dời nhà sang ở ấp Kiên Thành, nay là làng Phú Lạc, huyện Tuy Viễn, sinh được 3 người con: trưởng là Nhạc, thứ là Lữ, thứ ba là Huệ”. Trần Đ́nh Kỳ trong bài Quê mẹ nhà Tây Sơn viết rơ: “Các tài liệu đă công bố cũng đều cho rằng tổ tiên của các thủ lĩnh Tây Sơn vốn họ Hồ ở Nghệ An. Đến giữa thế kỷ 17, ông tổ 4 đời của Nguyễn Huệ bị chúa Nguyễn bắt vào Đàng Trong cùng với nhiều tù binh khác đưa đi khai hoang lập ấp ở vùng Tây Sơn thượng đạo (phủ Quy Nhơn). Đến đời ông Hồ Phi Phúc lấy vợ là Nguyễn Thị Đồng (sinh các anh em Hồ Thơm), chuyển về ở quê vợ tại làng Phú Lạc thuộc Tây Sơn hạ đạo, kư ngụ tại quê vợ, quê mẹ (nay thuộc B́nh Định). Theo Đại Nam nhất thống chí, đây là tục lệ phổ biến của người B́nh Định xưa (…). Phú Lạc trở thành quê hương thứ hai của ḍng họ Hồ ở Đàng Trong”.

Rất nhiều tác giả khác như Hoa Bằng, nhà gia phả học Nguyễn Đức Dụ, nhà sử học Nguyễn Phương, nhà văn Văn Tân, nhà thơ Lê Minh Quốc (qua bộ sách Kể chuyện danh nhân Việt Nam), nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, Phạm Văn Sơn (với các bài khảo về Tây Sơn) đều nhắc đến lai lịch họ Hồ (gốc Nghệ An) của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. Vậy tại sao anh em họ Hồ lại đổi sang họ Nguyễn (là họ mẹ)?

Để trả lời, một số sự kiện lịch sử và bối cảnh thời trước đă được người họ Hồ thời nay dẫn chứng. Như chúa Nguyễn, hẳn nhiên phải để mắt chú ư đến các lưu dân đưa từ đất chúa Trịnh vào khai khẩn phía Nam. Quân Nguyễn không khỏi đề pḥng tâm lư thù nghịch của các lưu dân bị đày xa xứ, bị đưa đi khai hoang ở chốn núi rừng xa lạ, vắng vẻ kia. Để tránh cặp mắt tập trung ḍ xét, nên khi khởi nghĩa, anh em Tây Sơn phải lấy họ mẹ (Nguyễn) thay v́ họ gốc “mang sẵn” từ Nghệ An vào (Hồ). Việc thay tên đổi họ xét ra cũng chẳng lấy ǵ làm lạ, như Hồ Sĩ Giàng giải thích: “Có nơi, có lúc v́ bị o ép, một số người phải đổi sang họ khác. Tuy vậy, chỉ có một số người thay tên đổi họ ở từng nơi, từng lúc, họ Hồ về cơ bản vẫn đứng vững. Có người đổi họ, gặp buổi hanh thông đă trở lại họ Hồ như Hồ Quư Ly (trước lấy họ Lê: Lê Quư Ly). Có người biết là ḍng dơi họ Hồ nhưng v́ nhiều lư do nên vẫn giữ họ mới đổi như trường hợp vua Quang Trung. Ngay cả gần đây, có một số người v́ lư do chính trị phải đổi sang họ khác; nay đă trở lại họ Hồ như trường hợp ông Hồ Văn Phúc - con ông Hồ Văn An (ông An tham gia phong trào yêu nước của Nguyễn Thái Học, để trốn tránh sự truy lùng của thực dân Pháp đă đổi sang họ Nguyễn, nay hơn 50 năm, con ông đă lấy lại họ Hồ). Ngược lại, cũng có một số trường hợp vốn là họ Nguyễn, họ Hoàng… làm nghĩa tử cho họ Hồ (cháu ngoại) v́ ơn sâu nghĩa nặng nên qua bao nhiêu đời vẫn giữ nguyên họ mẹ (Hồ). Một số người gốc họ Hồ, hoặc làm nghĩa tử, hoặc v́ một lư do nào đó, đổi sang họ Nguyễn, họ Hà, họ Bùi, họ Mai, họ Vũ, họ Lê… nay vẫn giữ nguyên họ ấy”.

Riêng Nguyễn Huệ (Hồ Thơm) đổi họ đổi tên để tránh sự ḍ xét của quân Nguyễn v́ đă từng là học tṛ cưng của một nhân sĩ có tư tưởng phản kháng đương thời là giáo Hiến. Giáo Hiến có người bạn rất thân, thuộc hàng “tứ trụ đại thần” (Nội hữu) dưới triều Vơ Vương là Trương Văn Hạnh. Trương Văn Hạnh lúc bấy giờ chống lại sự lộng quyền của Trương Phúc Loan (cậu vua). Sau Trương Phúc Loan giết Trương Văn Hạnh, giáo Hiến thương tiếc người bạn tri kỷ, lại ngại sẽ có ngày đến lượt ḿnh bị hại, nên đă bỏ Phú Xuân (Huế) vào sống ở ấp Yên Thái (Quy Nhơn), mở lớp dạy học. Trong số học tṛ có 3 anh em nhà Tây Sơn. Để tránh sự ḍm ngó của quân Nguyễn lúc ban đầu khi thanh thế chưa lớn, có thể bất lợi, anh em Tây Sơn đổi từ họ Hồ sang họ Nguyễn. Điều này Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược nhận xét anh em ông Nhạc lúc đầu chiêu quân “mới lấy họ mẹ là Nguyễn để khởi sự cho dễ thu phục nhân tâm, v́ rằng đất trong Nam thời ấy vẫn là đất của chúa Nguyễn!”.

Nguồn:
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201...0821154431.aspx

[Trở về trang trước]  [Danh mục chính]
Tin tức khác
THÔNG BÁO
Thư Ngỏ Về việc xây dựng Vườn Hoa Tâm Linh
Cập nhật gia phả
Về việc đặt logo
 
TIN NỔI BẬT
ĐẦU NĂM VIẾNG MỘ TỔ TIÊN
Giỗ Bà Cố Nội 31.8.2014
Con cháu Họ Hồ Quảng Nam thăm viếng Đền thờ các Vua Hồ và di tích lịch sử xuân Nhâm Th́n
Quang Trung, Hoàng đế vĩ đại
Đàn Nam Giao thời nhà Hồ
Họp mặt bà con họ Hồ 5.2011
Tài liệu về Nguồn gốc Vua Quang Trung
Kính thưa các bậc Tiền bối, Quư ông bà cô bác…
Nam tiến ở vùng Quảng Nam
 
TÀI TRỢ - ĐÓNG GÓP

Bản quyền thuộc về Hội đồng gia tộc HỒ PHƯỚC TỘC
® Ghi rõ nguồn "www.hophuoctoc.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ Ông Hồ Minh Quân - 0913 912489
Email: minhquan@nano.vn