TRÂM ANH NHẤT PHỔ QUỲNH ĐÔI TRỤ - HƯƠNG HỎA THIÊN THU CỔ NGUYỆT ĐƯỜNG
 
LIÊN KẾT WEB
 
HÌNH ẢNH MỚI CỦA TỘC
 
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Trực tuyến: 0
Tổng số truy cập: 347789
THÔNG TIN ONLINE
Con cháu tộc Hồ

Đây là lần đầu tiên, Không quân Nhân dân Việt Nam hạ cánh xuống vùng đất thiêng liêng này của Tổ quốc.

Người “đánh cắp” trực thăng UH-1

Một trong hai phi công của chuyến bay ấy là Hồ Duy Hùng, sinh năm 1947, tại Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Năm 1968, theo chỉ đạo của tổ chức, ông vào học trường Sĩ quan Thủ Đức thuộc chế độ Sài G̣n. Tháng 12.1969, ông được chế độ cũ chọn đi học lái trực thăng ở Mỹ. Tháng 10.1970, Hồ Duy Hùng sau khi hoàn tất khóa học lái trực thăng ở Mỹ, được quân đội Sài G̣n phong hàm thiếu úy. Thời điểm này, ông thuộc tổ chức quân báo của quân khu Sài G̣n - Gia Định. Đến tháng 3.1971, ông bị an ninh quân đội chế độ Sài G̣n bắt, sau 5 tháng xét hỏi, do không có chứng cứ buộc tội, chính quyền Sài G̣n đă sa thải ông khỏi quân đội với tội danh khai man lư lịch và có dấu hiệu thân Cộng. Sau đó, ông t́m cách ra vùng giải phóng và trở về cơ quan quân báo của ḿnh.

 

Phi công Hồ Duy Hùng - Ảnh: Tấn Tú

Vào thời điểm này, ông được cấp trên chỉ đạo t́m cách lấy 1 chiếc máy bay UH-1 để mang ra căn cứ làm máy bay huấn luyện. Thế là vào ngày 7.11.1973, tại hồ Xuân Hương, Đà Lạt, lợi dụng sự sơ hở của các phi công chế độ Sài G̣n, ông đă lấy được chiếc máy bay UH-1A số hiệu 60139 và bay ra vùng giải phóng. Sau khi Trung đoàn Không quân 917 được thành lập, ông Hồ Duy Hùng là một trong những giáo viên đầu tiên hướng dẫn bay UH-1 cho trung đoàn.

Bay trên vùng lănh thổ thiêng liêng

Ông Hùng nhớ lại: “Đầu năm 1976, theo lệnh của cấp trên, chúng tôi phải chuẩn bị một máy bay để cùng với Hải quân ra Trường Sa công tác. Lúc đó, đơn vị chỉ có loại trực thăng UH-1 mới có thể đậu được trên tàu. V́ thực sự loại máy bay UH-1 không thể bay đến Trường Sa được v́ đây là loại máy bay nhỏ, dùng để chiến đấu ở đất liền và yểm trợ cho bộ binh mà thôi.

Gần 3 ngày, tàu hải quân mới ra đến đảo Trường Sa. Ra đến nơi, tàu đậu cách đảo chừng vài cây số, chúng tôi dùng trực thăng chở đoàn vào đảo. Mỗi lần như vậy phải chở gần chục chuyến mới hết. Lúc chúng tôi hạ máy bay trên tàu Hải quân đang đậu ở Tân Cảng th́ quá dễ dàng. Tuy nhiên ra đến Trường Sa th́ vô cùng khó khăn. Sóng rất lớn, tàu cứ nghiêng ngả cḥng chành nên chúng tôi rất căng thẳng phải canh thời điểm từng li từng tí một mới hạ cánh xuống tàu được, nếu không sẽ bị hất xuống biển ngay lập tức”.

Tôi hỏi: “Ông là một trong những người đầu tiên đáp máy bay xuống quần đảo Trường Sa, cảm giác của ông lúc đó thế nào?”. Ông Hồ Duy Hùng nói: “Tôi cảm thấy dạt dào t́nh cảm đối với mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc nơi xa xôi này. Trước chuyến bay ấy, tôi mới chỉ nghe nói thôi chứ chưa thể h́nh dung được nó lớn như thế này. Từng đảo th́ không lớn nhưng cả quần đảo th́ lớn vô cùng, mênh mông lắm”.


Về chuyến bay này, cuốn Lịch sử trung đoàn không quân 917, đơn vị 2 lần được phong anh hùng, viết như sau: Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam đă hạ cánh xuống quần đảo Trường Sa, thêm một lần nữa khẳng định chủ quyền của Tổ quốc đối với Trường Sa và thềm lục địa phía Nam. Chuyến bay lịch sử này đồng thời khẳng định khả năng hoạt động hiệu quả của lực lượng không quân trực thăng trong điều kiện thời tiết phức tạp trên biển.


Khi tôi háo hức hỏi: “Các đảo thuộc quần đảo Trường Sa cách đây gần 35 năm th́ như thế nào?”, ông Hùng kể lại: “Tất cả các đảo lúc bấy giờ chim đến ở rất nhiều, cây th́ chỉ có cây sâm đất. Đảo Trường Sa lúc đó chỉ là một băi bằng thôi, rất nhiều chim hải âu đến ở chung với bộ đội hải quân và đẻ rất nhiều trứng. Lúc ấy các đảo chưa xây dựng khang trang như bây giờ, bộ đội chỉ ở trong các dăy nhà gần giống như hầm bán âm do chính quyền Sài G̣n làm từ trước đó... Bây giờ xem ti vi thấy nhà cửa được xây dựng cao lớn, có sân bay, có bến cảng, dân đánh cá ra vào tấp nập...

Chuyến đi ấy có lúc tôi phải bay cách vị trí tàu đậu gần cả trăm cây số để đi t́m các đảo khác. Bay ở Trường Sa rất khác đất liền, ở đất liền c̣n có địa tiêu chứ ở biển th́ chỉ có nước. Nhiều lúc đang bay trên cao, thấy bóng của một đám mây dưới biển trông như một đảo ch́m, tôi bay đến nhưng không phải lại bay đi.

Được chọn bay ra Trường Sa vào thời điểm ấy chỉ có 2 người. Đó là phi công Lê Đ́nh Kư, lúc ấy anh Kư là Trung đoàn trưởng, là một trong những người bay UH-1 rất giỏi và tôi là người chuyên học lái UH-1 tại Mỹ”.

Tấn Tú

[Trở về trang trước]  [Danh mục chính]
Tin tức khác
    THÔNG BÁO
    Thư Ngỏ Về việc xây dựng Vườn Hoa Tâm Linh
    Cập nhật gia phả
    Về việc đặt logo
     
    TIN NỔI BẬT
    ĐẦU NĂM VIẾNG MỘ TỔ TIÊN
    Giỗ Bà Cố Nội 31.8.2014
    Con cháu Họ Hồ Quảng Nam thăm viếng Đền thờ các Vua Hồ và di tích lịch sử xuân Nhâm Th́n
    Quang Trung, Hoàng đế vĩ đại
    Đàn Nam Giao thời nhà Hồ
    Họp mặt bà con họ Hồ 5.2011
    Tài liệu về Nguồn gốc Vua Quang Trung
    Kính thưa các bậc Tiền bối, Quư ông bà cô bác…
    Nam tiến ở vùng Quảng Nam
     
    TÀI TRỢ - ĐÓNG GÓP

    Bản quyền thuộc về Hội đồng gia tộc HỒ PHƯỚC TỘC
    ® Ghi rõ nguồn "www.hophuoctoc.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
    Mọi thông tin vui lòng liên hệ Ông Hồ Minh Quân - 0913 912489
    Email: minhquan@nano.vn